Cơ sở vật chất

MÔ TẢ NGÀNH, NGHỀ ĐÀO TẠO VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

1. Tên ngành, nghề: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
– Mô tả ngành, nghề:
Nghề Điện công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ. Nghề Điện công nghiệp giúp người học có khả năng phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống điện dân dụng, điện công nghiệp và các bản vẽ thi công; tổ chức thi công, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống điện dân dụng và điện công nghiệp đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn. Ngoài ra còn phối hợp được với các chuyên gia thực hiện các giải pháp về Điện công nghiệp. Ngành Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã được phê duyệt là ngành, nghề đào tạo trọng điểm cấp Quốc tế.
– Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Kỹ thuật viên, thợ sửa chữa điện trong các trạm điện, công ty, nhà máy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện năng và công nghiệp.
– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử và các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
– Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện dân dụng.
– Các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt hệ thống điện, điện tử; các doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện.
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện công nghiệp.

Thực tập trên khí cụ điệnGiới thiệu các máy điệnChuyên gia tập đoàn Festo (Đức) chuyển giao các thiết bị truyền động điệnThực tập trên mô hình truyền động điệnThực tập trên mô hình truyền động điện và thu thập dữ liệu trên máy tínhSinh viên thực tập trên tủ điện công nghiệp

2. Tên ngành, nghề: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
– Mô tả ngành, nghề:
Ngành/nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” là ngành/nghề đào tạo kỹ sư thực hành cấp độ ASEAN, làm việc trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Người học được trang bị các kiến thức liên quan để thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị lạnh gia dụng (tủ lạnh, tủ mát, tủ cấp đông, máy nước nóng lạnh,..); Hệ thống lạnh thương mại & công nghiệp (kho lạnh, hầm đá cây, quầy kệ bảo quản lạnh, chuyền cấp đông,..); Hệ thống điều hòa không khí (máy lạnh cục bộ, hệ thống trung tâm các siêu thị, tòa nhà văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại,..).
– Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Nhân viên kỹ thuật lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa, vận hành các hệ thống lạnh và điều hòa không khí dân dụng, công nghiệp, thương mại;
– Kỹ thuật viên tư vấn thiết kế, giám sát thi công lắp đặt hệ thống thiết bị lạnh và điều hòa không khí;
– Quản lý trực tiếp điều hành nhóm thi công (tổ trưởng), lắp đặt bảo trì hệ thống lạnh thương mại, công nghiệp;
– Quản lý vận hành hệ thống lạnh và điều hòa không khí các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí;
– Quản lý kinh doanh dịch vụ, cung cấp thiết bị điện lạnh dân dụng và công nghiệp.

Thực tập trên tủ lạnhThực tập trên mô hình dàn trải tủ lạnhThực tập trên mô hình máy lạnhThực tập trên máy nén công nghiệp

3. Tên ngành, nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
– Mô tả ngành, nghề:
Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”, về cơ bản đó là sự kết hợp 3 ngành chính: cơ khí, điện tử và tin học. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử giúp người học có khả năng phân tích được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử dân dụng và công nghiệp, các bản vẽ thi công; tổ chức thi công, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử dân dụng và công nghiệp đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn.
– Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Làm việc được tại các công ty, tập đoàn chuyên tư vấn, giám sát, thi công lắp đặt các thiết bị, hệ thống cơ điện tử.
– Các nhà máy xí nghiệp có các hệ thống dây chuyền Robot sản xuất tự động.
– Các công ty kinh doanh thiết bị cơ điện tử và tự động hóa.
– Làm việc tại các công ty, cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử.
– Có khả năng tự lập và mở công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ điện tử.

cdt1234Thực tập trên mô hình cơ điện tử trạm phân loại sản phẩm (Festo – Đức)Thực tập trên mô hình cơ điện tử trạm cánh tay robot (Festo – Đức) Thực tập trên mô hình cơ điện tử trạm vận chuyển phôi (Festo – Đức) Thực tập lập trình điều khiển PLC  (Siemens – Đức)

4. Tên ngành, nghề: LẮP ĐẶT BẢO TRÌ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
– Mô tả ngành, nghề:
Ngày nay trên thế giới, xu hướng phát triển ngành năng lượng tái tạo đã và đang ứng dụng rất rộng rãi. Lắp đặt bảo trì hệ thống năng lượng tái tạo là ngành học nghiên cứu và áp dụng những kiến thức cơ bản về các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, …). Giúp người học có cái nhìn tổng quan, có sự hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng các nguồn năng lượng trên thế giới. Đồng thời, biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
– Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Doanh nghiệp tư nhân có chức năng: Thiết kế, lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện mặt trời, điện gió, vận hành và điều khiển các trạm phát điện pin năng lượng mặt; năng lượng gió, nhiệt điện sử dụng khí sinh khối từ rác thải (mía đường, bio gas…).
– Nhân viên bảo trì hệ thống điện năng lượng tái tạo trong các nhà máy sản xuất pin mặt trời, mía đường, nhà máy xử lý rác…
– Nhân viên trong công ty xây lắp điện mặt trời, điện sinh
– Nhân viên kinh doanh các trong các công ty sản xuất và cung cấp thiết bị điện năng lượng mặt trời.
– Có khả năng tự lập và mở công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

nlttThi công lắp hệ thống nước nóng sử dụng năng lượng mặt trờiNhà máy năng lượng gió kết hợp pin năng lượng mặt trờiThực tập trên mô hình điện năng lượng mặt trờiMô hình thực tập ngôi nhà thông minh dùng điện năng lượng mặt trờiMô hình thực tập dùng điện năng lượng mặt trời dàn trảiNhà máy phát điện sử dụng lò đốt bã mía

5. Tên ngành, nghề: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
– Mô tả ngành, nghề:
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, các thiết bị điện tử và vi điều khiển được ứng dụng trong công nghiệp ngày càng nhiều, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Hiện nay, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa điều khiển máy móc thông qua các hệ thống điều khiển hay việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì và nâng cấp các thiết bị điện tử công nghiệp trong hệ thống sản xuất chính là công việc của nghề điện tử công nghiệp. Chính vì vậy mà nhu cầu nhân lực cho ngành Điện tử công nghiệp đang có chiều hướng phát triển mạnh.
– Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
– Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử, các dây chuyền sản xuất tự động;
– Các doanh nghiệp dịch vụ, sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp;
– Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hằng ngày.
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện tử công nghiệp.

Thực tập đo kiểm tra linh kiện điện tử

Thực tập đo lường điện tử

Thực tập trên bộ thí nghiệm Vi điều khiển

Thực tập Thiết kế mạch điện tử trên máy tính

Mô hình hệ thống khuếch đại âm thanh

Thực tập Điều chế/ giải điều chế

 

 

Gọi điện thoại