Ngành Cơ điện tử là gì? Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là sản phẩm tiêu biểu của ngành Cơ điện tử.
- Sau 3 năm chăm chỉ trên ghế nhà trường, bạn sẽ đạt được những kỹ năng cơ bản như sau:
– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra, đồ nghề hỗ trợ cho thực hiện công việc liên quan lĩnh vực ngành cơ điện tử;
– Tính toán, tư vấn, thiết kế được các hệ thống cơ điện tử.
– Đọc, phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử, bản vẽ thi công để tổ chức thi công, lắp đặt đảm bảo an toàn cho người, thiết bị;
– Phân tích, nhận diện, đánh giá và đưa ra được phương án sửa chữa, khắc phục sự cố cho những hư hỏng của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử dân dụng và công nghiệp;
– Bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị, hệ thống cơ điện tử trong dân dụng và công nghiệp;
– Xử lý kỹ thuật trong phạm vi cụm và bộ phận của máy móc hoặc hệ thống sản xuất;
– Vận hành, sử dụng được các thiết bị, hệ thống cơ điện tử;
– Phối hợp được với các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật trình độ cao hơn để giải quyết các công việc liên quan chuyên môn;
– Hướng dẫn được kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề cho kỹ thuật viên ở trình độ thấp hơn
Sau khi tìm hiểu ngành nghề, điều không kém phần quan trọng là lựa chọn trường đào tạo có uy tín. Xác định khởi nghiệp từ nghề, hãy đến với trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa – nơi lấy “Chất lượng là mục tiêu, thành công là đích đến”. Với gần 40 năm đào tạo, đội ngũ nhân lực kỹ thuật tốt nghiệp từ trường CĐCN Tuy Hòa luôn được đánh giá cao về chất lượng tay nghề, kỷ luật lao động và nhân cách nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên ngành Cơ điện tử đạt chuẩn trình độ chuyên môn, vững tay nghề, năng động và sáng tạo. Cơ sở vật chất phục vụ ngành học luôn được trang bị mới và hiện đại như Phòng thực hành cơ điện tử – robot công nghiệp, Phòng thực hành tự động điểu khiển điện công nghiệp, Phòng thí nghiệp điện tử công suất… Chương trình đào tạo gắn kết kiến thức với rèn luyện kỹ năng tay nghề, kết nối nhà trường với doanh nghiệp, kết hợp học tập với sản xuất. Thời lượng thực hành chiếm đến 70% khối lượng chương trình. Thêm vào đó với “Học kỳ doanh nghiệp” sẽ giúp SV tiếp xúc thực tiễn khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, SV còn được trang bị các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp & ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… làm vững vàng thêm hành trang vào đời.
- Lợi thế chọn học Cao đẳng:
-Thời gian đào tạo ngắn, chi phí học tập thấp, bằng cấp đảm bảo chất lượng
– Khả năng cạnh tranh cao với đặc điểm thị trường lao động Việt Nam “thừa thầy thiếu thợ” phổ biến như hiện nay, cơ hội việc làm cho nhân lực trình độ Cao đẳng vô cùng rộng mở
– Kỹ năng nghề nghiệp thành thạo với thời lượng thực hành chiếm 70%
– Dễ dàng liên thông tại chỗ lên bậc học cao hơn
Một số môn học và modul chuyên ngành:
Máy điện và khí cụ điện | Trang bị Điện – Điện tử; Kỹ thuật chiếu sáng |
Đo lường cảm biến | Đồ án cung cấp điện |
Vi mạch tương tự – số | Thực tập Điện cơ bản; Thực tập Trang bị điện – Điện tử |
Thiết kế truyền động cơ khí | Thực tập Điện tử cơ bản |
Hệ thống cơ điện tử | Thực tập máy điện; Thực tập Điều khiển lập trình PLC |
Tự động khống chế truyền động điện | Đồ án hệ thống cơ điện tử |
Lý thuyết điều khiển tự động | Thực tập Tiện-Phay-Bào cơ bản |
Điều khiển điện khí nén | Thực tập CNC cơ bản |
Rôbôt công nghiệp | Thực tập Trang bị điện – Điện tử |
Thực tập Điều khiển lập trình PLC | Mạng truyền thông công nghiệp và hệ SCADA |