Vai trò ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí đối với nền kinh tế: kỹ thuật lạnh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở nước ta. Kỹ thuật lạnh đã thâm nhập vào hơn 60 ngành kinh tế, đặc biệt các ngành như: trong Công nghiệp thực phẩm (bảo quản thịt, cá, rau, quả; trong sản xuất sữa, bia, nước ngọt, đồ hộp…Nước đá dùng rộng rãi trong ăn uống, bảo quản sơ bộ cá đánh bắt ở biển); trong Công nghiệp (ngành luyện kim: hóa lỏng không khí thu ôxy cấp cho các lò luyện gang, lò luyện thép và hàn cắt kim loại…); trong nông nghiệp: hóa lỏng không khí thu nitơ làm phân đạm; trong y tế: dùng bảo quản thuốc men, máu; dùng nitơ lỏng bảo quản các phôi, dùng lạnh trong mổ xẻ để giảm bớt chảy máu; trong điều hòa không khí: cho các nhà ở, nhà công cộng, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, các xí nghiệp công nghiệp, các phương tiện giao thông.
- Sau 3 năm chăm chỉ trên ghế giảng đường Cao đẳng, sinh viên đạt được các kỹ năng nghề nghiệp:
– Hiểu rõ và vận dụng được các kiến thức chuyên ngành: Máy lạnh công suất nhỏ: tủ lạnh gia đình, thương nghiệp, máy điều hòa không khí dân dụng, trên ô tô; Máy lạnh công nghiệp: hệ thống lạnh cấp đông, kho lạnh, hệ thống lạnh trong sản xuất đồ uống; Kỹ thuật điều hòa không khí; Bơm nhiệt và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, đời sống; Lò hơi công nghiệp; Marketing các thiết bị nhiệt lạnh, …để giải quyết công việc thực tế liên quan;
– Sử dụng được các dụng cụ và đồ nghề sửa chữa điện lạnh, các thiết bị đo lường như: Ampe kế, Vôn kế, nhiệt kế, áp kế, tốc kế, lưu lượng kế, …
– Đọc, phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống nhiệt lạnh, để tổ chức thi công, lắp đặt đảm bảo an toàn cho người, thiết bị;
– Lắp đặt, vận hành, bảo trì được các loại máy và thiết bị lạnh, hệ thống thông gió và điều hòa không khí;
- Nhu cầu nhân lực và mức thu nhập:
Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực cho ngành này tăng mạnh từ năm 2008. Khi các khu công nghiệp phát triển rộng khắp, nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực điện công nghiệp theo đó cũng tăng cao. Đối với ngành điện lạnh 100% học viên theo học ngành này đều có việc làm. Và thực tế là ngành này cầu luôn vượt cung nhân lực. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, mức lương khởi điểm từ 3,5 triệu – 4 triệu đồng/tháng. Riêng một số học viên có tay nghề vững thì mức lương có thể đạt từ 4 triệu – 8 triệu đồng/tháng trở lên.
- Vị trí làm việc
Kỹ sư ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí có thể làm việc tại các công ty tư vấn các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt các hệ thống nhiệt lạnh, hệ thống điều hòa không khí, lò hơi công nghiệp, hệ thống sấy; Các doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh, điều hòa không khí. các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy đông lạnh, nhà máy đá, nhà máy bia & nước giải khát, nhà máy sản xuất dược phẩm, các nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy đường, các xưởng hạt điều, các xưởng dệt, xưởng may.
- Người làm ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí có nhiệm vụ:
Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hoà không khí trung tâm; bảo trì – Bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng” thi công, giám sát lắp đặt hệ thống thiết bị nhiệt lạnh & điều hòa không khí.
- Bạn có phù hợp?
Mọi ngành nghề nói chung, ngành Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí nói riêng, để thành công, cần có sự đam mê; với ngành này là sự đam mê về máy móc và các thiết bị cơ khí-tự động hóa, đam mê sáng tạo. Ngoài ra, để có mức thu nhập cao hơn các nhóm ngành khác, bạn cần có sức khỏe tốt để có thể chịu được cường độ làm việc cao.