Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trước đây còn có tên gọi là ngành Công nghệ tự động, là ngành của thời đại công nghiệp. Đúng như tên gọi của nó, ngành này thực hiện điều khiển và tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Kỹ thuật điều khiển có một cơ sở nền tảng khoa học vững chắc, đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp.
- Mục tiêu đào tạo chung:
Chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư thực hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa; có khả năng thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ để phục vụ cho công việc chuyên môn, đồng thời có khả năng tự học nâng cao trình độ và học liên thông lên các bậc học cao hơn.
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên đạt được những kiến thức và kỹ năng nghề như sau:
– Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để tiếp thu kiến thức chuyên ngành và có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
– Có kiến thức về kỹ thuật chuyên ngành như: Điện tử công suất; Lý thuyết điều khiển tự động; Điều khiển và kết nối thiết bị ngoại vi; Điều khiển các quá trình sản xuất, Thiết bị cảm biến; Điều khiển lập trình PLC; Điều khiển điện khí nén, … để giải quyết công việc thực tế;
– Có kiến thức để phân tích và đánh giá được những hư hỏng của các thiết bị cảm biến, thiết bị ngoại vi, mạng truyền thông công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động dân dụng và công nghiệp;
– Tính toán và thiết kế được các hệ thống điều khiển tự động, các dây chuyền sản xuất, tự động hóa vừa và nhỏ.
– Sử dụng được dụng cụ đồ nghề và các thiết bị đo lường điện, thiết bị cảm biến;
– Đọc, phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống điều khiển tự động, bản vẽ thi công để tổ chức thi công, lắp đặt đảm bảo an toàn cho người, thiết bị;
– Lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện điều khiển, hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất đúng kỹ thuật và an toàn;
– Hướng dẫn được kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho kỹ thuật viên và trung cấp nghề; phối hợp được với các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật trình độ cao hơn trong thực hiện các giải pháp công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 32; Khối lượng kiến thức toàn khóa: 84 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học đại cương: 450 giờ; các môn học, mô đun chuyên môn: 1710 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 575 giờ ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm: 1585 giờ
Một số môn học, modul chuyên ngành tiêu biểu:
Máy điện và khí cụ điện | Tự động khống chế truyền động điện |
Cơ sở truyền động điện | Lý thuyết điều khiển tự động |
Vi mạch tương tự – số | Điều khiển các quá trình sản xuất |
Đo lường cảm biến; Điện tử công suất | Mô phỏng và thiết kế hệ thống tự động |
Vi điều khiển; Điều khiển điện khí nén | Điều khiển và ghép nối thiết bị ngoại vi |
Đồ án mô phỏng và thiết kế hệ thống tự động | Thực tập Điện cơ bản |
Thực tập Điều khiển lập trình PLC | Thực tập Điện tử cơ bản |
Máy điện trong thiết bị tự động | Thực tập Trang bị điện – Điện tử |
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, người học có thể làm việc tại:
– Các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng hệ thống tự động hóa.
– Quản lý các hệ thống dây chuyền tự động sản xuất trong các nhà máy xí nghiệp.
– Làm nhân viên tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các công ty kinh doanh thiết bị điện và tự động hóa.
– Có khả năng tự lập và quản lí các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực tự động hóa.