Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là một ngành quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì vậy, ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ.

Thời gian đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử hệ Cao đẳng là 3 năm. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên đạt được các kỹ năng như:

ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

– Phân tích, nhận diện, đánh giá và đưa ra được phương án sửa chữa, khắc phục sự cố cho những hư hỏng của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử dân dụng và công nghiệp;

– Tính toán, tư vấn, thiết kế được các hệ thống cơ điện tử.

– Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, kiểm tra, đồ nghề hỗ trợ cho thực hiện công việc liên quan lĩnh vực ngành cơ điện tử;

– Đọc, phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống cơ điện tử, bản vẽ thi công để tổ chức thi công, lắp đặt đảm bảo an toàn cho người, thiết bị;

– Vận hành, sử dụng được các thiết bị, hệ thống cơ điện tử;

– Bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị, hệ thống cơ điện tử trong dân dụng và công nghiệp;

– Xử lý kỹ thuật trong phạm vi cụm và bộ phận của máy móc hoặc hệ thống sản xuất;

– Hướng dẫn được kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề cho kỹ thuật viên ở trình độ thấp hơn;

– Phối hợp được với các chuyên gia và cán bộ kỹ thuật trình độ cao hơn để giải quyết các công việc liên quan chuyên môn;

ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

  • Tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, bạn có thể làm việc với các vị trí:

– Làm việc tại các công ty chuyên tư vấn, giám sát, thi công lắp đặt các thiết bị, hệ thống cơ điện tử hoặc các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị cơ điện tử.

– Làm kỹ thuật viên quản lý, vận hành các thiết bị và hệ thống cơ điện tử trong các Công ty điện lực; nhà máy; xí nghiệp; khu chế xuất; các công ty có sử dụng các thiết bị, hệ thống cơ điện tử.

– Làm kỹ thuật viên tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các công ty kinh doanh thiết bị điện, hệ thống cơ điện tử.

– Tự lập và làm quản lý, điều hành các doanh nghiệp, công ty sử dụng các thiết bị, dây chuyền sản xuất ứng dụng các thiết bị, hệ thống cơ điện tử hoặc kinh doanh trong lĩnh vực các thiết bị, hệ thống cơ điện tử.

– Làm việc tại các công ty, cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử.

Bạn cần có một số tố chất để theo đuổi và thành công với ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

– Bạn cần học khá các môn tự nhiên, đặc biệt là Toán học và Vật lý, vì đó là nền tảng quan trọng để bạn có thể nắm bắt được tính quy luật xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp;

– Có tư duy logic, sáng tạo, thích máy móc và đam mê công nghệ: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể nhanh chóng lỗi thời. Do đó, bạn phải có sự yêu thích và đam mê công nghệ để liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các sản phẩm mới.

– Cẩn thận, tỉ mỉ, đề cao sự chính xác: làm việc ngành Cơ điện tử thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại các quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm việc trong ngành này phải đặc biệt cẩn thận, kiên trì và chính xác đến từng chi tiết nhỏ

– Có khả năng làm việc nhóm: Cơ điện tử là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi phải làm việc nhóm. Những người trong nhóm, bên cạnh năng lực cá nhân và bên cạnh việc thực hiện tốt phần việc của mình còn phải hợp tác tốt với những người khác để hoàn thành công việc chung. Vì vậy, tinh thần làm việc theo nhóm rất quan trọng đối với ngành này.

Tìm hiểu thật kỹ, nếu thấy mình phù hợp, hãy cứ theo đuổi. Tin rằng bạn sẽ thành công!