Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử những điều cần biết

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

Bạn đã từng nghề về Cơ điện tử (Mechatronics)? Bạn thấy nó thật phức tạp và xa lạ. Bạn muốn chinh phục nhưng bạn không biết nó là ngành học gì? Hãy cùng tìm hiểu để xem bạn còn ý định ấy không?

  • Khái quát ngành “Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử”

Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Đây là ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Mục đích của ngành khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội. Robot chính là sản phẩm tiêu biểu của ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.

  • “Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử” học gì?

Mục tiêu đào tạo chung của ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử là đào tạo sinh viên trở thành những kỹ sư thực hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử; có khả năng thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ để phục vụ cho công việc chuyên môn, đồng thời có khả năng tự học nâng cao trình độ học liên thông lên các bậc học cao hơn.

– Số lượng môn học, mô đun: 32; Khối lượng kiến thức toàn khóa: 84 Tín chỉ.

– Khối lượng các môn học đại cương: 450 giờ; các môn học, mô đun chuyên môn: 1710 giờ.

– Khối lượng lý thuyết: 573 giờ ; Thực hành, Thực tập, Thí nghiệm: 1587giờ.

Cơ điện tử

Một số môn học và modul chuyên ngành:

Máy điện và khí cụ điện Trang bị Điện – Điện tử; Kỹ thuật chiếu sáng
Đo lường cảm biến Đồ án cung cấp điện
Vi mạch tương tự – số Thực tập Điện cơ bản; Thực tập Trang bị điện – Điện tử
Thiết kế truyền động cơ khí Thực tập Điện tử cơ bản
Hệ thống cơ điện tử Thực tập máy điện; Thực tập Điều khiển lập trình PLC
Tự động khống chế truyền động điện Đồ án hệ thống cơ điện tử
Lý thuyết điều khiển tự động Thực tập Tiện-Phay-Bào cơ bản
Điều khiển điện khí nén Thực tập CNC cơ bản
Rôbôt công nghiệp Thực tập Trang bị điện – Điện tử
Thực tập Điều khiển lập trình PLC Mạng truyền thông công nghiệp và hệ SCADA
  • Học “Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử” ra trường làm gì và làm ở đâu?

– Làm việc tại các công ty, tập đoàn chuyên tư vấn, giám sát, thi công lắp đặt các thiết bị, hệ thống cơ điện tử hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, kinh doanh các thiết bị, thống điện cơ điện tử.

– Làm kỹ thuật viên quản lý, vận hành các thiết bị và hệ thống cơ điện tử trong các Công ty điện lực; nhà máy; xí nghiệp; khu chế xuất; các công ty có sử dụng các thiết bị, hệ thống cơ điện tử.

– Làm kỹ thuật viên tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các công ty kinh doanh thiết bị điện, hệ thống cơ điện tử.

– Tự lập và làm quản lý, điều hành các doanh nghiệp, công ty sử dụng các thiết bị, dây chuyền sản xuất ứng dụng các thiết bị, hệ thống cơ điện tử hoặc kinh doanh trong lĩnh vực các thiết bị, hệ thống cơ điện tử.

– Làm việc tại các công ty, cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực cơ điện tử.

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

  • Bạn có phù hợp?

Các sản phẩm cơ điện tử thực sự rất hấp dẫn và có những tính năng vượt trội, vì vậy ngành cơ điện tử rất phù hợp với các bạn có tư duy sáng tạo và yêu thích công nghệ mới. Để học tốt chuyên ngành này, cũng như bất kỳ một ngành học nào khác, điều quan trọng nhất đối với người học đó là sự đam mê. Hãy để niềm đam mê dẫn đường cho sự chọn lựa và hãy theo đuổi con đường ấy đến cùng. Thành công sẽ đến với bạn.

Gọi điện thoại