Mô hình “Hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong khoang tàu đánh bắt xa bờ” của nhóm tác giả: TS Nguyễn Trung Thoại (46 tuổi) và ThS Phạm Duy Phượng (49 tuổi) hiện cả hai đang công tác giảng dạy ở Khoa: Điện và Tự động hóa (trường Cao đẳng Công Thương miền Trung- Bộ Công Thương)

Mô hình đạt giải Nhì (không có giải Nhất) Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021) và đạt giải Khuyến Khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021).

Để giúp bà con ngư dân đánh bắt xa bờ, yên tâm và không còn thấp thỏm trông chừng lượng nước rò rỉ vào khoang tàu khi ra khơi đánh bắt cá. Chúng tôi đã nghiên cứu mô hình giải pháp “Xây dựng hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong các khoang tàu đánh bắt xa bờ”- TS Nguyễn Trung Thoại, tác giả mô hình bộc bạch.

tm-img-alt

TS Nguyễn Trung Thoại (trái) vàThS Phạm Duy Phượng nhận Bằng khen của UBND tỉnh và Cúp lưu niệm của BTC Hội thi

Đồng hành với ngư dân

 Chia sẻ với chúng tôi, TS Nguyễn Trung Thoại cho biết: “ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt thủy sản (Nghị định 67/2014 NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ, về một số chính sách phát triển thủy sản)đã giúp ngư dân cả nước nói chung và ngư dân tỉnh Phú Yên nói riêng được vay vốn đóng mới tàu công suất lớn để vươn khơi, bám biển khai thác nguồn lợi thủy sản nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình…Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ngoài những rủi ro khách quan do thiên tai gây ra (bão lũ, sóng lớn, …)còn có sự cố như: hỏng máy, nước rò rỉ vào khoang tàu (còn gọi là: tàu bị phá nước)đây là nguy cơ nghè nghiệp luôn rình rập đối với ngư dân đánh bắt xa bờ, đặc biệt là sự cố rò rỉ nước vào khoang tàu rất được nhiều ngư dân quan tâm, nhưng hiện nay chưa có giải pháp nào đề khắc phục vấn đề này”.

Theo ThS. Phạm Duy Phượng: “Giải pháp của nhóm chúng tôi đề ra, ngoài việc ý nghĩa giúp tàu thuyền của bà con ngư dân khi ra khơi để khai thác ngư trườngyên tâm không còn lo lắng việc nước rò rỉ vào khoang tàu. Thì giải pháp còn có ý nghĩa rất lớn là góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc, vì“Mỗi tàu đánh bắt thủy sản là một “cột mốc sống”, mỗi ngư dân là một chiến sĩ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo”ThS Phạm Duy Phượng, cho biết thêm.

Qua trao đổi, được biết để có giải pháp hữu ích nói trên, TS Nguyễn Trung Thoại và ThS Phạm Duy Phượng đã có những ngày đi thực tế và đồng hành những ngư dân để khảo sát từng chiếc tàu thuyền, nhất là phần khoang tàu…từ đó TS Thoại và đồng nghiệpThS Phượng xây dựng bản vẽ, lập kế hoạch triển khai thực hiện từng công đoạn…

TS Nguyễn Trung Thoại, cho biết: “Giải pháp đã áp dụng thành công từ cuối năm 2020 cho các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân ở phường Phú Đông (TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Bên cạnh đó giải pháp mô hình  đã được áp dụng có hiệu quả vào việc giảng dạy môn học Lý thuyết điều khiển tự động cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung. Qua mô hình giúp học sinh, sinh viên có kiến thức mới, vềhệ thống điều khiển tự động; các thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển tự động; dễ dàng phân biệt được: hệ thống điều khiển kín, hệ thống điều khiển hở”; “Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mở rộng ứng dụng trong lĩnh vực quan trắc mực nước các hồ thủy lợi, thủy điện, cảnh báo thiên tai”,TS Thoại cho biết thêm về tương lai.

Ngư dân Lê Tấn Hồng (Chủ tàu: PY 95067 TS); Nguyễn Hữu Phát (Chủ tàu: PY 96346 TS) hay các ngư dân khác… ở KP 4, P. Phú Đông (TP Tuy Hòa-Phú Yên) đều phấn khởi đánh giá: “Mô hình hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báo trong các khoang tàu đánh bắt xa bờ” của thầy Thoại và thầy Phượng rất hiệu quá, ngư dân chúng tôi rất biết ơn!

Mô hình hữu ích

Về tính năng kỹ thuật“Mô hình hệ thống giám sát mực nước tự động và xử lý lượng nước cảnh báotrong khoang tàu đánh bắt xa bờ”, theo TS Nguyễn Trung Thoại cho biết: “Khi mực nước trong khoang tàu vượt quá mực nước báo động 1 (tàu bị phá nước nhẹ) thì máy bơm số 01 làm việc. Cònkhi mực nước trong khoang tàu vượt quá mực nước báo động 2 (tàu bị phá nước mạnh) thì máy bơm số 01 và máy bơm số 02 cùng làm việc đồng thời còi báo động phát tín hiệu để ngư dân biết và tập trung xử lý kịp thời.

Về nguyên lý hoạt động, có 2 trường hợp xảy ra. Trường hợp 1 (tàu bị phá nước nhẹ): Khi mực nước trong khoang tàu vượt quá mực nước báo động 1 (tàu bị phá nước nhẹ) thì cảm biến mức 1 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin mức nước và truyền tín hiệu ra lệnh động cơ bơm nước số 1 làm việc. Khi mực nước trong khoang xuống thấp hơn mức báo động 1 thì cảm biết mức 1 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, thực hiện điều khiển cắt nguồn cung cấp, động cơ bơm nước số 1 dừng làm việc.

Trường hợp 2 (tàu bị phá nước mạnh): Khi động cơ bơm nước số 1 không thể bơm thoát nước hết trong khoang tàu, lúc này mực nước trong khoang tàu dâng lên vượt quá mực nước báo động 2 (tàu bị phá nước mạnh) thì cảm biến mức 2 sẽ truyền tín hiệu về bộ điều khiển, bộ điều khiển xử lý thông tin mức nước và truyền tín hiệu ra lệnh động cơ bơm nước số 2 làm việc (lúc này cả hai động cơ bơm nước cùng làm việc). Đồng thời còi báo động phát tín hiệu để ngư dân biết và chủ động có những biện pháp xử lý kịp thời tránh những tại nạn đáng tiếc xảy ra.

Về tính hiệu quả của mô hình, nhóm tác giả:TS Nguyễn Trung Thoại và ThS Phạm Duy Phượng, khẳng định: “Giải pháp kỹ thuật này được áp dụng đầu tiên ở tỉnh Phú Yên từ cuối năm 2020.Ngoài hữu ích cho ngư dân, giải pháp có thể áp dụng trong giám sát và cảnh báo an toàn cho các tàu du lịch”

TS.Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, chi sẻ: “ Giải pháp của thầy Thoại và thầy Phượng đạt giải Khuyến Khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021)là vinh dự của trường đồng thời là động cơ để thúc đẩy phong trào sáng tạo kỹ thuật của trường ngày càng phát triển” ./.

Huỳnh Đức Thế (Liên hiệp Hội Phú Yên)

https://vusta.vn/phu-yen-mo-hinh-huu-ich-cho-ngu-dan-p90932.html